Nguyễn Văn Hoàng
Các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam hình như không bao giờ thèm nhìn lại những nguyên nhân đưa cuộc cách mạng thám tám, cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ đến thắng lợi.
Thời kháng chiến 45, điện thoại, internet không có, dân hoàn toàn mù chữ nên không thể khai thác thông tin từ nguồn sách báo cực kỳ hạn chế. Người ta nói sao, dân nghe và biết vậy. Số cực ít có chữ hoặc không nghe, hoặc miễn cưỡng theo cách mạng.
Đời sống người dân khi đó quá cùn quẫn nghèo khổ, phải ăn cám, bán con, áo không có mặc, vá chằng vá đụp. Có thể tạm hình dung cuộc sống khi đó còn khốn khổ hơn cả nơi nghèo nhất Việt Nam bây giờ. Bây giờ có đi đến những nơi đó cũng khó nhìn thấy cái áo rách.
Dân số nước ta năm 45 bằng khoảng ¼ hiện tại, tình cảm gắn bó chân thật chứ không thủ đoạn giả dối. Không có gì để ăn, chẳng có gì để mất, lại được bày cái bánh vẽ to tướng trước mặt nên cứ thế xông lên, bỏ mạng không tiếc. Dân bây giờ đã bạc nhược đớn hèn nhưng lại đểu giả khốn nạn dã man. Ông nào cũng to, ông nào cũng sẵn sàng thể hiện đẳng cấp, lao vào chấp với nhau, đập chết nhau. Xưa không có gì để kèn cựa cay cú, giờ cuộc sống thực dụng bon chen khiến người ta nhiễm đủ thứ, vô cảm dẫm đạp đầu độc lường gạt nhau để kiếm tiền. Chẳng day dứt tình đồng bào, chẳng đếm xỉa nghĩa dân tộc.
Dân bây giờ sợ chết đến khiếp nhược mụ mẫm. Ngay cả khi những thứ quý giá nhất của đời mình bị tước đoạt trắng trợn phũ phàng, họ vẫn không dám chết. Nhưng lúc nào đó quẫn trí, họ lại chọn cho mình cái chết hèn hạ, vô ích.
Thu phục - lấy được lòng dân bây giờ khó hơn lên giời vì sự lươn lẹo gian manh quỷ quyệt. Anh chị em ruột thịt trong gia đình còn rình mò giả dối, lừa gạt nhau kể chi ngoài xã hội. Bọn quái đản lọc lừa này sẵn sàng ngả về phía mạnh bất chấp lẽ phải, đạo lý. Gió chiều nào che chiều ấy là như thế.
Hồi xưa còn có sự trợ giúp của các nước cùng khối, bây giờ chính quyền đã chính thức thiết lập quan hệ từ lâu, nói nôm na là chơi với nhau như bạn bè và các mối quan hệ đều rất thực dụng. Việt Nam lại quá giỏi trong vấn đề mua chuộc hối lộ, mà hứa và không làm được như đã hứa của các đời đại sứ Mỹ ở Việt Nam là ví dụ.
Vị thế của chính quyền đang lớn và mạnh, có quan hệ rộng rãi với thế giới trên phương diện chính thống dưới hình thức thay mặt, đại diện nhân dân Việt Nam. Dù gì cũng không thể phủ nhận chính quyền hiện như một cái cây cổ thụ rễ đã đâm sâu, không dễ gì lay đổ. Bộ sậu tay chân của chính quyền quá nhiều, lại có quyền lợi gắn kết và tương lai hứa hẹn vô cùng thực tế là an nhàn tuổi già thanh thản hưởng thụ cùng cái sổ hưu. Thế nên “nhận ra”, “thức tỉnh” chưa đủ là động lực để những con người này quay sang ủng hộ các nhà dân chủ tay trắng.
Các nhóm dân chủ đã không chấp nhận được quan điểm của nhau thì sao còn đòi chính quyền hiện tại chấp nhận chính kiến của họ? Ảnh minh họa nguồn internet.
Hiện tượng công kích miệt thị cãi chửi nhau giữa các phe nhóm dân chủ hoặc do tầm nhìn thiển cận, hoặc cái tôi trong mỗi con người quá lớn, hoặc được cài cắm, bị mua chuộc làm nội gián cố tình tạo cớ phá bĩnh. Cũng có thể người nào đó ngây thơ tưởng thành công quá dễ dàng, xong đến nơi rồi, phải to mồm để còn giành chỗ cao cao. Ngoài những trường hợp trên, không còn khả năng nào khác giải thích vì sao giữa các nhóm có hiện tượng kiên quyết bài trừ quan điểm khác.
Các nhóm dân chủ đã không chấp nhận được quan điểm của nhau thì sao còn đòi chính quyền hiện tại chấp nhận chính kiến của họ? Nếu các nhóm dân chủ không liên kết được với nhau (bó đũa) mà tiếp tục hoạt động thành từng nhóm riêng rẽ, vừa không tạo được đà thúc đẩy phong trào lan rộng khắp, vừa yếu ớt, không đủ sức chống đỡ. Hơn nữa còn thiếu đi sự thuyết phục hiệu quả về tính chính danh, hoạt động của các nhóm lẻ tẻ đòi quyền lợi thì ở đâu chả có và ai thèm quan tâm?
Cho dù có gắn kết được tất cả các phe nhóm trong cả nước thì hoạt động dân chủ hiện thời cũng chỉ như trứng chọi đá chứ chưa nói là không liên kết. Không hiểu các nhà dân chủ đang hoạt động có thực sự nghiêm túc nhìn nhận vấn đề hay không biết tự lượng sức mình, quá tự tin và lạc quan?
Nếu tôi là nhà cầm quyền, tôi chẳng việc gì phải đau đầu bận lòng lo đối phó với phong trào lẻ tẻ chưa thực sự có gì “lớn” này. Thỉnh thoảng thích lên, sai vài nội gián phe nọ vạch vòi rỉa rói phe kia, giả vờ gân cổ tía tai bảo vệ dân chủ rồi ung dung “tọa sơn quan hổ đấu”. Cũng chẳng cần tốn công bắt bớ sách nhiễu làm gì để vừa không bị mang tiếng ác, vừa được tiếng dân chủ.
Các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam hình như không bao giờ thèm nhìn lại những nguyên nhân đưa cuộc cách mạng thám tám, cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ đến thắng lợi.
Thời kháng chiến 45, điện thoại, internet không có, dân hoàn toàn mù chữ nên không thể khai thác thông tin từ nguồn sách báo cực kỳ hạn chế. Người ta nói sao, dân nghe và biết vậy. Số cực ít có chữ hoặc không nghe, hoặc miễn cưỡng theo cách mạng.
Đời sống người dân khi đó quá cùn quẫn nghèo khổ, phải ăn cám, bán con, áo không có mặc, vá chằng vá đụp. Có thể tạm hình dung cuộc sống khi đó còn khốn khổ hơn cả nơi nghèo nhất Việt Nam bây giờ. Bây giờ có đi đến những nơi đó cũng khó nhìn thấy cái áo rách.
Dân số nước ta năm 45 bằng khoảng ¼ hiện tại, tình cảm gắn bó chân thật chứ không thủ đoạn giả dối. Không có gì để ăn, chẳng có gì để mất, lại được bày cái bánh vẽ to tướng trước mặt nên cứ thế xông lên, bỏ mạng không tiếc. Dân bây giờ đã bạc nhược đớn hèn nhưng lại đểu giả khốn nạn dã man. Ông nào cũng to, ông nào cũng sẵn sàng thể hiện đẳng cấp, lao vào chấp với nhau, đập chết nhau. Xưa không có gì để kèn cựa cay cú, giờ cuộc sống thực dụng bon chen khiến người ta nhiễm đủ thứ, vô cảm dẫm đạp đầu độc lường gạt nhau để kiếm tiền. Chẳng day dứt tình đồng bào, chẳng đếm xỉa nghĩa dân tộc.
Dân bây giờ sợ chết đến khiếp nhược mụ mẫm. Ngay cả khi những thứ quý giá nhất của đời mình bị tước đoạt trắng trợn phũ phàng, họ vẫn không dám chết. Nhưng lúc nào đó quẫn trí, họ lại chọn cho mình cái chết hèn hạ, vô ích.
Thu phục - lấy được lòng dân bây giờ khó hơn lên giời vì sự lươn lẹo gian manh quỷ quyệt. Anh chị em ruột thịt trong gia đình còn rình mò giả dối, lừa gạt nhau kể chi ngoài xã hội. Bọn quái đản lọc lừa này sẵn sàng ngả về phía mạnh bất chấp lẽ phải, đạo lý. Gió chiều nào che chiều ấy là như thế.
Hồi xưa còn có sự trợ giúp của các nước cùng khối, bây giờ chính quyền đã chính thức thiết lập quan hệ từ lâu, nói nôm na là chơi với nhau như bạn bè và các mối quan hệ đều rất thực dụng. Việt Nam lại quá giỏi trong vấn đề mua chuộc hối lộ, mà hứa và không làm được như đã hứa của các đời đại sứ Mỹ ở Việt Nam là ví dụ.
Vị thế của chính quyền đang lớn và mạnh, có quan hệ rộng rãi với thế giới trên phương diện chính thống dưới hình thức thay mặt, đại diện nhân dân Việt Nam. Dù gì cũng không thể phủ nhận chính quyền hiện như một cái cây cổ thụ rễ đã đâm sâu, không dễ gì lay đổ. Bộ sậu tay chân của chính quyền quá nhiều, lại có quyền lợi gắn kết và tương lai hứa hẹn vô cùng thực tế là an nhàn tuổi già thanh thản hưởng thụ cùng cái sổ hưu. Thế nên “nhận ra”, “thức tỉnh” chưa đủ là động lực để những con người này quay sang ủng hộ các nhà dân chủ tay trắng.
Các nhóm dân chủ đã không chấp nhận được quan điểm của nhau thì sao còn đòi chính quyền hiện tại chấp nhận chính kiến của họ? Ảnh minh họa nguồn internet.
Hiện tượng công kích miệt thị cãi chửi nhau giữa các phe nhóm dân chủ hoặc do tầm nhìn thiển cận, hoặc cái tôi trong mỗi con người quá lớn, hoặc được cài cắm, bị mua chuộc làm nội gián cố tình tạo cớ phá bĩnh. Cũng có thể người nào đó ngây thơ tưởng thành công quá dễ dàng, xong đến nơi rồi, phải to mồm để còn giành chỗ cao cao. Ngoài những trường hợp trên, không còn khả năng nào khác giải thích vì sao giữa các nhóm có hiện tượng kiên quyết bài trừ quan điểm khác.
Các nhóm dân chủ đã không chấp nhận được quan điểm của nhau thì sao còn đòi chính quyền hiện tại chấp nhận chính kiến của họ? Nếu các nhóm dân chủ không liên kết được với nhau (bó đũa) mà tiếp tục hoạt động thành từng nhóm riêng rẽ, vừa không tạo được đà thúc đẩy phong trào lan rộng khắp, vừa yếu ớt, không đủ sức chống đỡ. Hơn nữa còn thiếu đi sự thuyết phục hiệu quả về tính chính danh, hoạt động của các nhóm lẻ tẻ đòi quyền lợi thì ở đâu chả có và ai thèm quan tâm?
Cho dù có gắn kết được tất cả các phe nhóm trong cả nước thì hoạt động dân chủ hiện thời cũng chỉ như trứng chọi đá chứ chưa nói là không liên kết. Không hiểu các nhà dân chủ đang hoạt động có thực sự nghiêm túc nhìn nhận vấn đề hay không biết tự lượng sức mình, quá tự tin và lạc quan?
Nếu tôi là nhà cầm quyền, tôi chẳng việc gì phải đau đầu bận lòng lo đối phó với phong trào lẻ tẻ chưa thực sự có gì “lớn” này. Thỉnh thoảng thích lên, sai vài nội gián phe nọ vạch vòi rỉa rói phe kia, giả vờ gân cổ tía tai bảo vệ dân chủ rồi ung dung “tọa sơn quan hổ đấu”. Cũng chẳng cần tốn công bắt bớ sách nhiễu làm gì để vừa không bị mang tiếng ác, vừa được tiếng dân chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét