Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

“Vô cảm” – virus lây lan trong giới trẻ

(Hoàng Trường) Một xã hội phát triển sẽ khiến cho con người có nhiều thay đổi, bận rộn và không có nhiều thời gian để quan tâm tới mọi người xung quanh. Đặc biệt là giới trẻ, được thích nghi với những sự mới mẻ từ rất sớm, không được tiếp cận nhiều với những tư tưởng, quan điểm của cha ông xưa nên có những suy nghĩ xa vời chuẩn mực trong đạo đức. Giới trẻ hiện nay sống vô cảm, thờ ơ với những người xung quanh, trở nên khô khan khi không còn những tình cảm quý giá nuôi dưỡng tâm hồn.

“Bệnh” vô cảm là căn bệnh không có tên trong danh sách ngành y, nhưng nó vẫn thường trực trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta.

1.     Thực trạng

       Ông cha ta xưa thường có câu: “ thương người như thể thương thân”, “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay “ bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, nhưng thực trạng hiện nay, giới trẻ lại sống với nhau theo quan điểm “ mạnh ai người ấy sống”. Những đạo lý, truyền thống tốt đẹp ấy luôn được đồng bào ta giữ gìn và phát huy. Nhưng ngày nay, khi xã hội trở nên văn minh, phát triển hơn thì con người lại thờ ơ, vô cảm, ích kỷ với nhau.
Từ những thực trạng hiện nay cho thấy, thái độ cũng như suy nghĩ của giới trẻ đã thay đổi rất nhiều so với thế hê trước. Trong thời chiến tranh, các chiến sĩ trong cũng một tiểu đội tuy không cũng máu mủ, không cùng quan hệ huyết thống, đến từ nhiều nơi của tổ quốc, gặp nhau trong hoàn cảnh khó khăn, đất nước loạn lạc, họ coi trọng nhau, bảo vệ, và hi sinh vì nhau. Họ cũng có thể sẵn sàng chết vì nhau. Nhưng so sánh với thực trạng hiện nay, người cùng một nhà cũng có thể ra tay sát hại nhau, con giết bố mẹ, bố giết vợ, con,…gây ra những chấn động rùng mình với người đọc. Rất nhiều vụ học sinh đánh nhau chỉ vì cái nhìn được cho là nhìn “ đểu”, hay chỉ vì tranh giành tình cảm của một cô bạn gái, cũng trở thành lý do để có những vụ ẩu đả.
Thế hệ trẻ có những suy nghĩ bị lệch lạc, và trở thành lối sống vô cảm, ích kỷ với nhau, rất ít người trong xã hội này, sống vị tha và bao dung cho nhau như đạo lý da ông dạy.

2.     Nguyên nhân của bệnh vô cảm

-  Xã hội: do sự phát triển không ngừng của khoa học công nghê, con người có nhiều ham mê riêng. Nhất là sự tiếp cận của internet, khiến con người ham mê thế giới ảo mà quên mất những người xung quanh. Lâu dần, những tình cảm con người tự nhiên cũng trở nên khô khan và khó biểu lộ ra ngoài. Game online cũng là một trong những nguyên nhân khiến giới trẻ trở nên bạo lực hơn và có những hành động dã man, nhẫn tâm với chính cả gia đình, người thân mình. Như vụ án Nguyễn Đức Nghĩa giết bạn gái từng gây xôn xao dư luận. Là một con người có học thức, nhưng những hành động phi nhân tính của Nghĩa khi ra tay sát hại bạn gái một cách dã man giống như một người mất nhân tính, vô cảm và ích kỷ.
-  Nhà trường: sự giáo dục của nhà trường cũng ảnh hưởng một phần tới việc hình thành nhân cách của các bạn trẻ. Những vụ học sinh đánh nhau chỉ vì những lý do vô cớ, nghiêm trọng hơn là gây thiệt hại về người. Nhà trường chỉ quan tâm bổ sung về kiến thức, mà thiếu sự dạy dỗ về đạo đức cho học sinh. Nhiều trường học còn cho việc học các môn giáo dục công dân chỉ để cho có, còn chủ yếu vấn chỉ dạy các môn văn, toán.
-   Gia đình: nhiều ông bố bà mẹ do quá mải kiếm tiền làm ăn, nghĩ rằng có tiền là con cái sẽ sung sường. Tuy nhiên, có biết bao đứa trẻ chỉ thèm khát được nhận được sự khen ngợi, đồng cảm từ bố mẹ dù chỉ một lần, nhưng điều đó dường như quá khó. Thiếu đi tình thường yêu của gia đình, những đứa trẻ ngây thơ trở nên cô lập, khép kín và thờ ơ trước mọi người xung quanh.
- Từ chính bản thân: yếu tố quan trọng cuối cùng đó chính là tự thân mỗi bạn trẻ. Do sống thiếu tình cảm, sự đồng cảm, trò chuyện, từ người thân, nhiều bạn trẻ trở nên vô cảm, sống lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh.

3.     Giải pháp

- Tự bản thân mình phải biết vươn lên, sống hòa đồng cùng mọi người. Học cách biết yêu thương mọi người xung quanh trước khi được người khác yêu. Sống là phải cho đi, không chỉ là nhận lại. Chỉ có mở lòng mình với thế giới xung quanh, cuộc sống mới có nhiều thú vị và tươi vui hơn.
-  Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn ấm áp nhất. Mọi tình cảm đều phải được nuôi dưỡng từ tình yêu của người thân. Khi cảm nhận được tình yêu của người thân dành cho mình, bạn sẽ có suy nghĩ muốn mang niềm vui tới cho những người xung quanh, và biến cuộc sống trở nên vui tươi, không bon chen, không đố kỵ nhau.
-  Nhà trường không chỉ dạy kiến thức mà cần bổ sung dạy đạo đức, lẽ sống, định hưởng lý tưởng tốt cho học sinh, sinh viên.
-  Xã hội là một thể thống nhất, mà mỗi con người là một tế bào giúp xã hội tốt đẹp hơn. Do đó, tự bản thân, gia đình, nhà trường sống yêu thương, đoàn kết nhau thì xã hội cũng sẽ vững vàng hơn. Xã hội không chỉ là trường học mà còn là trường đời cho mỗi chúng ta. Không phải xã hội nào cũng chỉ có những thứ tốt đẹp, ẩn trong nó còn là những cái xấu luôn dình dập. Do vậy, cần phải có bản lĩnh cho chính mình trước những cám dỗ của xã hội, cuộc sống.

          Căn bệnh vô cảm là một loại virus lây lan trong giới trẻ, khiến các bạn trẻ sống tách rời nhau, giẫm đạp lên người khác để sống cho bản thân mình. Không có một loại thuốc nào có thể dập tắt được loại virus này, mà chỉ có cách mỗi chúng ta hãy tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người xung quanh, sống bản lĩnh và có lý tưởng, không để sự vô cảm chỉ đạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét